Sao Kim chụp bởi tàu vũ trụ Mariner 10, 1974. | |||||||||||||
Đặc trưng quỹ đạo[3] | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Kỷ nguyên J2000 | |||||||||||||
Điểm viễn nhật |
| ||||||||||||
Điểm cận nhật |
| ||||||||||||
| |||||||||||||
Độ lệch tâm | 0,006 756 | ||||||||||||
583,92 ngày Trái Đất[1] | |||||||||||||
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 35,02 km/s | ||||||||||||
50,115° | |||||||||||||
Độ nghiêng quỹ đạo |
| ||||||||||||
76,678° | |||||||||||||
55,186° | |||||||||||||
Vệ tinh đã biết | không có | ||||||||||||
Đặc trưng vật lý | |||||||||||||
Bán kính trung bình |
| ||||||||||||
Độ dẹt | 0[4] | ||||||||||||
| |||||||||||||
Thể tích |
| ||||||||||||
Khối lượng |
| ||||||||||||
Mật độ trung bình | 5,243 g/cm³ | ||||||||||||
10,36 km/s | |||||||||||||
−243,018 5 ngày (nghịch hành) | |||||||||||||
Vận tốc quay tại xích đạo | 6,52 km/h (1,81 m/s) | ||||||||||||
177,3°[1] | |||||||||||||
Xích kinh cực Bắc |
| ||||||||||||
Xích vĩ cực Bắc | 67,16° | ||||||||||||
Suất phản chiếu | |||||||||||||
| |||||||||||||
9.7"–66.0"[1] | |||||||||||||
Khí quyển | |||||||||||||
Áp suất bề mặt | 92 bar (9,2 MPa) | ||||||||||||
Thành phần khí quyển | |||||||||||||
Sao Kim hay Kim Tinh (chữ Hán: 金星), còn gọi là sao Thái Bạch (太白), Thái Bạch Kim Tinh (太白金星) (tiếng Anh: Venus) là hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ khoảng 243 ngày Trái Đất.[10] Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước.[12] Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này hiện lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này hiện lên lúc bình minh.
Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá và đôi khi người ta còn coi nó là "hành tinh chị em" với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng nó rất khác Trái Đất trên những mặt khác. Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa acid sulfuric,[13] và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là carbon dioxide. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 735 K (462 °C), Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó không có chu trình carbon để đưa carbon trở lại đá và đất trên bề mặt, do vậy không thể có một tổ chức sống hữu cơ nào có thể hấp thụ nó trong sinh khối. Một số nhà khoa học từng cho rằng Sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ,[14] nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.[15] Nước có thể đã bị quang ly, và bởi vì không có từ quyển hành tinh, hydro tự do có thể thoát vào vũ trụ bởi tác động của gió Mặt Trời.[16] Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nssdc
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên meanplane
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên horizons
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Seidelmann2007
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên iauwg_ccrsps2000
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MallamaVenus
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MallamaSky
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên JPL-Horizons
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ephemeris
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nasa_venus
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên compare